Công nghệ in bê tông 3D sử dụng cho công trình xây dựng

Công nghệ in bê tông 3D sử dụng cho công trình xây dựng

Nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu vật liệu và công nghệ in bê tông 3D dùng trong các công trình xây dựng.
In bê tông 3D là quá trình tạo hình các đối tượng (vật thể công trình) ba chiều bằng cách đắp chồng các lớp vật liệu bê tông lên nhau và được định dạng dưới sự kiểm soát của máy tính, để tạo ra vật thể đã được vẽ sẵn trên phần mềm CAD. Quá trình tạo hình vật thể bằng công nghệ này có thể tạo nên vật thể mọi hình dạng với tốc độ nhanh và  sử dụng ít lao động.

Đặc biệt, không cần khuôn nên giảm thiểu đáng kể chất thải vật liệu. Bên cạnh đó, vật liệu sử dụng để in bê tông 3D cần có độ nhớt thấp, dẻo, sau khi ra khỏi vòi in phải khô, tính kết dính cao và ít bị biến dạng.

Các nguyên liệu chính được sử dụng trong nghiên cứu gồm có xi măng PC50, tro bay loại F, silicafume (SF), sợi polypropylene (PP), cát, nước, phụ gia điều chỉnh độ nhớt (VMA) và phụ gia siêu dẻo. Vật liệu bê tông dùng để in 3D tạo hình, được ứng dụng cho xây dựng ở 2 mảng: in 3D tường công trình xây dựng dân dụng và in 3D tạo hình mặt dựng trang trí công trình.

Công nghệ in bê tông 3D sử dụng cho công trình xây dựng
Sản phẩm mặt dựng trang trí được tạo hình bằng in bê tông 3D.

Qua nhiều đợt nghiên cứu, thử nghiệm, phối trộn vật liệu, phụ gia nói trên, nhóm thực hiện đã chọn được sử dụng hỗn hợp bê tông phù hợp cho in 3D, với tỷ lệ CL/CKD (cốt liệu/chất kết dính) = 1 và 1,5 để chế tạo sản phẩm trang trí. Còn hỗn hợp bê tông với tỷ lệ CL/CKD = 2, dùng cho sản phẩm tường công trình xây dựng.

Thử nghiệm đánh giá cường độ chịu nén (theo TCVN 6016: 2021) và chống thấm cho thấy, cường độ chịu nén của tường bê tông in 3D cao hơn gần 30% so với tường gạch đất sét nung. Đặc điểm này có thể hướng đến thiết kế bê tông in 3D với vai trò là tường chịu lực, thay vì chỉ là kết cấu bao che. Tường bê tông in 3D cũng có khả năng chống thấm tốt hơn so với tường xây bằng gạch đất sét nung.

Theo PGS.TS Trần Văn Miền, chủ nhiệm đề tài, nguyên vật liệu và tỉ lệ thành phần nguyên vật liệu sử dụng để chế tạo bê tông in 3D vừa phải đảm bảo khả năng in 3D được, vừa có tốc độ co ngót thấp và thời gian ninh kết (bê tông sau khi trộn đông đặc lại hoàn toàn, đủ khả năng kết dính vững chắc), không quá 12 tiếng, để phù hợp với điều kiện thi công).

Vì vậy, nguyên liệu sử dụng để chế tạo bê tông in 3D có đặc trưng là cốt liệu nhỏ (không quá 5 mm) và hàm lượng chất kết dính thấp.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thi công công trình nhà ở (dài 15 m, rộng 8,5 m, cao 3,8 m) tại TP. Thủ Đức gồm có các phòng khách, phòng ăn, bếp, phòng ngủ, phòng làm việc, tường nhà thiết kế tạo kiểu dáng cánh hoa hồng bằng công nghệ in bê tông 3D. Đối với những công trình này, tốc độ in của máy dao động từ 40 - 60 mm/s.

Khi sử dụng máy in khổ lớn để thi công xây dựng, tốc độ in cần thay đổi từ 60 - 100 mm/s. Đối với sản phẩm là mặt dựng trang trí, với các mẫu hoa văn khác nhau, thì tốc độ in phù hợp của máy là 40 mm/s (thời gian in hoàn thành ngôi nhà hết 72 giờ).

Cục TT KH&CN QG

Bài viết khác

Công Nghệ và Quy Trình In Bê Tông 3D Dùng Cho Xây Dựng Công Trình Nhà Ở Giải Pháp Tiết Kiệm và Tiện Lợi

Vật tư mới 02/03/2025

Công Nghệ và Quy Trình In Bê Tông 3D Dùng Cho Xây Dựng Công Trình Nhà Ở: Giải Pháp Tiết Kiệm và Tiện Lợi

Công nghệ in bê tông 3D đã đang trở thành một xu hướng nổi bật trong ngành xây dựng hiện đại. Được áp dụng rộng rãi không chỉ trong các công trình dân dụng mà còn cả giao thông, in bê tông 3D đem lại nhiều lợi ích về tiết kiệm nhân công, giảm chi phí thi công, và tạo ra những kiến trúc độc đáo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về công nghệ này, quy trình in bê tông 3D và cách nó được áp dụng vào xây dựng các công trình nhà ở.

BÊ TÔNG THẤM TIÊU — LÀ GÌ, TẠI SAO & ỨNG DỤNG

Vật tư mới 07/02/2025

BÊ TÔNG THẤM TIÊU — LÀ GÌ, TẠI SAO & ỨNG DỤNG

Bê tông thấm tiêu là một loại bê tông có độ rỗng cao, cho phép nước thấm qua. Nó thường được sử dụng trong đường lái xe và các ứng dụng bề mặt phẳng khác.

Hướng Dẫn Tổng Quan Về Bê Tông Dự Ứng Lực Thông Tin Kỹ Thuật và Ứng Dụng

Vật tư mới 22/01/2025

Hướng Dẫn Tổng Quan Về Bê Tông Dự Ứng Lực: Thông Tin Kỹ Thuật và Ứng Dụng

Bê tông dự ứng lực đã cách mạng hóa ngành xây dựng hiện đại bằng cách cải thiện hiệu suất kết cấu của các thành phần bê tông. Hướng dẫn này phân tích chi tiết về khái niệm, phương pháp và lợi ích của bê tông dự ứng lực, cung cấp các thông tin kỹ thuật quan trọng.

Bê Tông Tự Phục Hồi Dựa Trên Vật Liệu Nano Cuộc Cách Mạng Bền Vững Trong Xây Dựng

Vật tư mới 06/01/2025

Bê Tông Tự Phục Hồi Dựa Trên Vật Liệu Nano: Cuộc Cách Mạng Bền Vững Trong Xây Dựng

Ngành xây dựng toàn cầu đang phát triển, đồng thời đặt ra nhu cầu cấp thiết về các vật liệu bền vững nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường. Xi măng Portland thông thường (OPC), thành phần chính của bê tông truyền thống, góp phần đáng kể vào lượng khí thải carbon, chiếm 6–7% tổng lượng phát thải CO2 toàn cầu mỗi năm. Với nhu cầu OPC dự kiến tăng 200% vào năm 2050, ngành xây dựng đang chịu áp lực ngày càng lớn để áp dụng các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường hơn. Bê tông tự phục hồi dựa trên vật liệu nano chính là giải pháp tiên phong, được thiết kế để tăng độ bền, giảm chi phí bảo trì và phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững.

Thép không gỉ Lựa chọn bền vững cho tương lai xanh_ Phần 01

Vật tư mới 02/12/2024

Thép không gỉ: Lựa chọn bền vững cho tương lai xanh_ Phần 01

Thép không gỉ, còn được gọi là inox, thép chống ăn mòn (CRES) và thép không gỉ, là hợp kim của sắt có khả năng chống gỉ và ăn mòn. Nó chứa sắt với crom và các nguyên tố khác như molypden, carbon, niken và nitơ tùy thuộc vào mục đích sử dụng cụ thể và chi phí của nó

Bê tông xanh Thủ Đức

Vật tư mới 04/10/2024

Bê tông xanh Thủ Đức

Sản phẩm “Bê tông xanh Thủ Đức” do Công ty CP Bê tông Ly tâm Thủ Đức (TDC) phát triển tạo dấu ấn vì được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chọn lọc, thân thiện với môi trường, mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cao.